Sau Giờ Học
SAU GIỜ HỌC là tác phẩm đánh dấu việc ra mắt với tư cách nhà văn của Keigo Higashino.
Câu chuyện viết theo hướng “âm mưu lồng âm mưu”, xoay quanh những án mạng diễn ra ở một trường cấp ba.
Trừ vài người bạn thân, Keigo không chia sẻ với ai về việc sáng tác. Cha mẹ và hai chị gái của ông không biết, tất nhiên càng phải giữ kín với công ty đang làm. Mỗi khi cảm thấy không vui ở công ty, Keigo lại tìm khuây khỏa trong bản thảo.
Câu chuyện viết theo hướng “âm mưu lồng âm mưu”, xoay quanh những án mạng diễn ra ở một trường cấp ba.
Trừ vài người bạn thân, Keigo không chia sẻ với ai về việc sáng tác. Cha mẹ và hai chị gái của ông không biết, tất nhiên càng phải giữ kín với công ty đang làm. Mỗi khi cảm thấy không vui ở công ty, Keigo lại tìm khuây khỏa trong bản thảo. Vào thập kỉ 1980, máy gõ chữ chưa quá phổ biến nên việc ghi chép khá chật vật. Keigo viết bằng bút chì bấm, nhưng được hơn chục trang là các ngón tay co cứng. Ông bèn bọc da thật dày quanh cán bút để cầm cho êm, giờ thì đến lượt cánh tay gồng lên đau nhức.
Tuy nhiên, cuối cùng tác phẩm cũng hoàn thành. Nhan đề là SAU GIỜ HỌC, lấy theo tên một quán cà phê Keigo gặp ở ga khi đi chơi Kanazawa.
Nhan đề này về sau đã gây ra một số tranh cãi. Phía nhà xuất bản cho rằng nên đổi tên, “Sau giờ học” nghe đơn giản quá, nên biến tấu thành “Đóng cửa sau giờ học" hoặc “Phòng kín sau giờ học”. Keigo rất lấy làm khó hiểu, nhưng tôn trọng các nhà chuyên môn, ông quyết định đổi thành “Ác ma sau giờ học”. Cuối cùng trước khi công bố, nhà xuất bản lại nói thôi cứ giữ tên là “Sau giờ học”, vì đơn giản nhưng cũng mới lạ.
Ngoài ra, một số giám khảo cho rằng “động cơ phạm tội” hơi bình thường, ai lại nổi lên ý đồ sát nhân chỉ vì những nguyên nhân như thế. Giữa thời buổi mà các tiểu thuyết trinh thám đều đưa ra các động cơ sát nhân đầy ly kì thuyết phục, Keigo Higashino lại khẳng định rằng SAU GIỜ HỌC của ông theo đuổi hành vi sát nhân bắt nguồn từ những động cơ mà người ngoài nhìn vào thấy không hiểu được.
Cuối cùng, vào tháng 9/1985, SAU GIỜ HỌC với tư cách là tác phẩm đoạt giải Ranpo của năm đã lên kệ ở Nhật Bản.
Ba mươi sáu năm sau đó, cuốn sách được phát hành ở Việt Nam.